Bấm huyệt là gì?

Bấm huyệt hay ấn huyệt là tên gọi chúng ta thường nghe thấy trong y học cổ truyền. Tuy rất quen thuộc đối với người Á đông nhưng thực sự định nghĩa được “bấm huyệt là gì?” thì phần lớn rất mơ hồ.

  • Bấm – ấn là dùng tay tác động một lực lên cơ thể của mình hoặc đối phương
  • Huyệt là các huyệt đạo trên cơ thể mà theo Y học cổ truyền: “Toàn bộ thân thể có 108 huyệt đạo, trong đó có 72 huyệt cơ bản và 36 huyệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe”

=> Để hiểu được bấm huyệt là gì? trước tiên ta cần hiểu rõ về huyệt.

Huyệt là gì?

Huyệt là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, (chúng ta sẽ tìm hiểu tạng phủ và kinh lạc ở bài sau) cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần ngoài cơ thể. Nói cách khác, huyệt là nơi thần khí hoạt động vào – ra, nơi tập trung cơ năng hoạt động của mỗi một tạng phủ, kinh lạc, nằm ở một vị trí cố định được phân bố khắp cơ thể con người.

Theo Đông y, huyệt cũng là cửa ngõ xâm lấn của các nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài, khi sức đề kháng của cơ thể (chính khí) bị suy giảm thì các nguyên nhân bên ngoài (tà khí) dễ xâm lấn vào cơ thể qua các cửa ngõ này để gây bệnh.

Huyệt tác dụng như thế nào đến cơ thể?

Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Huyệt có thể nằm trên kinh mạch, cũng có thể không. Một số huyệt lại chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp những biến cố đặc biệt như đau ốm, bệnh tật…

Huyệt còn là nơi tiếp nhận các kích thích khác nhau. Tác động lên huyệt với một lượng kích thích thích hợp có thể làm điều hòa được những rối loạn bệnh lý, tái lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Việc kích thích tại những huyệt vị này (bằng châm hay cứu) có thể làm những vị trí khác hay bộ phận của một nội tạng nào đó có sự phản ứng nhằm đạt được kết quả điều trị mong muốn.

Vậy bấm huyệt có thể hiểu là phương pháp nhằm tăng cường khả năng lưu thông của khí qua huyệt, cân bằng giữa khí bên trong và bên ngoài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *