Thoát vị đĩa đệm hay còn gọi là thoát vị nhân tủy, là một trong những căn bệnh rất hay gặp và khá phổ biến với những người ở độ tuổi từ 25-60 và đang có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Câu hỏi mà nhiều người vẫn chưa trả lời được và đôi khi còn mơ hồ về những biểu hiện đau nhức cột sống hay tê mỏi chân tay, khó vận động của mình.
Bài viết này, Đông Y Nhân Nghĩa sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về thoát vị đĩa đệm. Để hiểu rõ căn bệnh này, trước hết chúng ta cần hiểu về đĩa đệm là gì.
Đĩa đệm là gì?
Cấu tạo của đĩa đệm bao gồm 2 phần: bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở trung tâm (nhân tủy)
Đĩa đệm có tính đàn hồi, nằm ở khe giữa hai đốt xương sống có nhiệm vụ chính là hấp thu xung động, chịu trọng tải của cơ thể và tác động lớn từ bên ngoài, bảo vệ cột sống khỏi bị tổn thương.
Tuy nhiên, khi ta vận động sai tư thế hay lao động gắng quá sức hoặc do chấn thương, đĩa đệm chịu tác động lực ép quá mạnh của hai đốt sống khiến cho bao xơ bên ngoài bị rách hoặc đứt dẫn đến nhân nhầy tràn ra ngoài.
Vậy ta đã có câu trả lời cho thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất kì đoạn nào của cột sống, thường tập trung ở các dạng chính là: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước hay còn gọi là thoái hóa cột sống. Trong đó hay gặp nhất là ở vị trí thắt lưng.
Tùy theo vị trí tràn ra ngoài của nhân nhầy ở trung tâm (nhân tủy) mà thoát vị đĩa đệm được chia ra các dạng khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau. Xem bài viết: Các loại thoát vị đĩa đệm để hiểu rõ hơn về các dạng của bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm thuộc bệnh lý lành tính, những trường hợp cấp tính thường gây ra các vấn đề như phù tủy, gây đau đớn, nhức mỏi,… Nhưng nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn mạn tính sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như thoát hóa tủy, lúc này mức độ hồi phục là rất thấp.
Do vậy cần phát hiện sớm để chữa trị hiệu quả, phương pháp tốt nhất vẫn là phòng ngừa nên ta cần biết được nguyên nhân gây bệnh để giảm rủi ro thấp nhất có thể.