Những người ở thành phố thường có thói quen chữa bệnh bằng thuốc tây, trong khi đó những người ở quê thường sử dụng thảo dược “cây nhà lá vườn” để chữa các loại bệnh vặt. Chữa bệnh bằng lá cây không những bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm mà còn là phương pháp an toàn tuyệt đối. Trong đó có lá cây ngải cứu với cách thức phổ biến là chườm.
Chườm ngải cứu có tác dụng gì?
Lá cây ngải cứu là loại thuốc nam có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Tùy từng loại bệnh mà người ta sẽ dùng nó với nhiều cách thức khác nhau như sắc làm nước uống, chiên cùng trứng, làm điếu ngải… Còn đối với cách thức chừơm ngải cứu thì thường được dùng để chữa bệnh đau lưng.
Khi lưng có dấu hiệu bị tổn thương hay đau dữ dội thì người bệnh nên dùng phương pháp chườm nóng. Chườm nóng có thể là chườm khăn nóng, chiếu đèn hồng ngoại hay dùng thảo dược, Trong đó thảo dược dùng để chữa bệnh đau lưng hữu hiệu nhất chính là lá ngải cứu.
Theo quan niệm của Đông y thì chườm lá ngải cứu giúp đưa nhiệt vào sâu các cơ đang bị kéo căng vì làm việc quá sức. Khi cơ giãn ra đồng nghĩa với việc các cơn đau lưng cũng biến mất.
Chừơm ngải cứu như thế nào để có công dụng tốt nhất?
Có nhiều cách để chườm ngải cứu mang đến tác dụng chữa bệnh đau lưng như là:
Thái nhỏ ngải cứu, trộn với giấm ăn rồi xào nóng nhẹ trên bếp. Cho vào miếng vải mỏng, cuộn lại sau đó đắp lên chỗ đau.
Lá ngải cứu đem rửa sạch cùng muối, đổ nước nóng lên trên rồi dùng hỗn hợp đó đắp trực tiếp lên lưng, cơn đau sẽ giảm nhanh tức thì. Cách này không chỉ có tác dụng chữa bệnh đau lưng mà còn phòng bệnh đau lưng hữu hiệu cho một số người thường xuyên bị đau lưng.
Lá ngải cứu đem đi rang cùng với muối, bọc vào miếng vải và chườm lên chỗ đau trước khi đi ngủ để giảm cơn đau lưng. Khi hỗn hợp nguội có thể rang đi rang lại để sử dụng vài ba lần. Tuy nhiên cần tránh tình trạng nóng quá sẽ làm bỏng da.
Trên là những phương pháp chườm ngải cứu đúng cách để mang lại tác dụng chữa bệnh cao nhất. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng đối với một vài trường hợp đau lưng ở mức độ nhẹ. Còn đối với trường hợp đau lưng nặng thì cần sự can thiệp của các biện pháp khác mạnh mẽ hơn như là châm cứu, bấm huyệt.