Đi bộ là bài tập thể dục nhẹ nhàng nhất tốt cho sức khỏe và là lời khuyên thường dành cho tất cả những căn bệnh. Vậy đau khớp gối có nên đi bộ hay không? Đối với một căn bệnh liên quan đến xương khớp, đến sự vận động thì đi bộ có ích hay có hại?

Người bị đau khớp gối nên đi bộ để giúp cơ thể được dẻo dai, chống loãng xương và giòn xương. Đi bộ giúp giảm đau nhức, xương khớp gối được linh hoạt và chống thoái hóa khớp gối.
Hơn nữa, đi bộ còn có tác dụng giúp cương cẳng chân cứng cáp hơn, giảm tỷ lệ gãy xương cao so với người không đi bộ.
Những người bị đau khớp gối khi đi bộ thời gian đầu sẽ cảm thấy đau nhức, mỏi gối nhưng sau một thời gian khi mà lượng máu đã được lưu thông đều đặn, máu đến nuôi dưỡng các khớp đầy đủ thì các cơn đau nhức và viêm khớp cũng đồng thời giảm theo.
Tuy nhiên đi bộ mà chúng tôi khuyến khích là đi nhanh chứ không phải là đi thong thả, đi tản bộ.

Khớp là nơi chịu mọi trọng lực của cơ thể đè nén và đồng thời cũng là nơi chịu nhiều lực ma sát nhất khi đi bộ. Do vậy mà khi đi bộ các cơ, khớp, sụn sẽ bị bào mòn nhanh. Vậy nên người bệnh chỉ nên đi bộ trong khoảng thời gian hợp lý, đối với người già không nên đi bộ quá 30 – 45 phút mỗi ngày, còn người trẻ có thể nhiều hơn nhưng không được quá lạm dụng.
Mặc dù đi bộ có những ưu điểm nói trên song người bệnh cần lưu ý đi bộ đúng phương pháp và đi bộ ở mức độ vừa phải để phát huy tác dụng. Tốt nhất người bệnh nên căn cứ vào tình trạng của mình để quyết định có nên đi bộ hay không. Nếu đau khớp ở mức độ vừa phải thì người bệnh có thể chọn đi bộ như là một môn thể dục phục hồi sức khỏe. Song nếu đau nhiều thì người bệnh không nên cố gắng, miễn cưỡng làm gì, thay vào đó nên nghỉ ngơi và lựa chọn những bài tập thể dục khác.
Một vài bài tập thể dục khác hỗ trợ chữa bệnh đau khớp gối người bệnh có thể áp dụng như: Tập dưỡng sinh, đi xe đạp hoặc bơi lội… vừa giúp rèn luyện xương khớp vừa tốt cho hệ tuần hoàn, hô hấp.