Nhiều bệnh nhân có liên hệ phòng khám yêu cầu tư vấn vềphương pháp châm cứu bằng ngải cứu. Thức ra châm cứu và ngải cứu là 2 phương pháp chữa bệnh trong Đông Y.
Để hiểu phương pháp châm cứu và ngải cứu trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm. Châm là phương pháp sử dụng kim đâm vào vị trí huyệt nhất định, trong khi đó cứu là sự kích thích các vị trí đặc hiệu trên da bằng nhiệt, ngải ở đây được hiểu là ngải nhung (ngải nhung được làm từ ngải cứu). Ngải cứu là phương pháp điều trị bệnh bằng cách đốt ngải nhung và hơ nóng.
Vậy Cứu có 2 phương pháp: Cứu bằng châm và cứu bằng ngải. Thông thường người bệnh chưa hiểu rõ phương pháp trên nên hiểu nhầm là “châm cứu bằng ngải cứu“
Ngải nhung là gì?
Ngải nhung thực chất là lá ngải cứu phơi khô, tán thành bột mịn, bỏ cọng đi. Ngải nhung được vê thành mồi ngải, kích thước nếu lớn khoảng bằng hạt ngô, còn nếu nhỏ thì bằng hạt đậu. Ngoài ra, ngải nhung còn xuất hiện dưới dạng điếu thuốc lá dài khoảng 20cm.
Ngải cứu có tính ấm, có khả năng khai thông kinh lạc, trừ hàn, tăng cường chức năng của tạng phủ. Ngải nhung khi đốt cháy sẽ sản sinh sức nóng trên các huyệt vị hay bộ phận nào đó trên cơ thể con người để thông huyết, trị bệnh.
Các cách cứu bằng ngải nhung
Có 2 cách cứu bằng ngải nhung là cứu trực tiếp và cứu gián tiếp.
Cứu trực tiếp: Đó là việc đặt trực tiếp mồi ngải đã được đốt cháy lên huyệt, kết quả là:
Nếu cứu không thành sẹo: Đốt cháy phần đỉnh của điếu ngải, đặt lên huyệt vị một lát rồi đặt lên chỗ khác, bao giờ bệnh nhân thấy rát và hơi đau thì rút lên, liên tục như vậy cho đến khi thấy vùng muốn cứu đỏ ửng lên, có hiện tượng xung huyết là được. Phương pháp này dùng để chữa các bệnh hàn chứng mạn tính, hư chứng như hen suyễn, ỉa chảy, tiêu hóa kém…
Nếu cứu thành sẹo: Đặt mồi ngải lên huyệt rồi đốt cháy, khi cháy hết lại tiếp tục đốt mồi khác, dùng khoảng 3 – 7 mồi cho mỗi huyệt. Bao giờ vùng da phồng giộp lên, khi khỏi sẽ biến thành sẹo là phương pháp thành công. Tuy nhiên đây là phương pháp gây đau đớn, để lại sẹo nên ít người sử dụng.
Cứu gián tiếp: Đó là việc mồi ngải sẽ được đặt trung gian lên một miếng gì đó để tránh sự tiếp xúc với da. Những miếng có thể là:
Gừng: Thái miếng gừng mỏng 0,3 – 0,5cm, chọc thủng nhiều lỗ rồi đặt lên huyệt cần cứu. Dùng mồi ngải cỡ lớn hoặc trung bình lên trên lát gừng, đốt mồi. Bao giờ người bệnh cảm thấy nóng bỏng thì lấy ra và đốt mồi khác. Thực hiện cho đến khi thấy da đỏ ửng lên và ướt lấp nhấp là được.
Tỏi: Thực hiện giống như cứu gián tiếp với gừng, chỉ khác là thay tỏi bằng gừng.
Muối: Thường áp dụng cho vùng rốn. Cho muối vào rốn sao cho ngang với mặt da, rồi đặt lên lớp muối một lát gừng sau đó đốt ngải lên.
Châm cứu và ngải cứu là phương pháp chữa bệnh khá đơn giản song có những quy tắc ngầm không phải ai cũng biết. Do vậy muốn điều trị bệnh hiệu quả người bệnh nên đến các cơ sở châm cứu uy tín để thực hiện.