Cách chữa trị chứng mất ngủ mãn tính bằng thuốc nam

Cách chữa bệnh mất ngủ

Nói về thuốc chữa trị bệnh mất ngủ mãn tính thì người dùng có 2 sự lựa chọn: Một là thuốc tây y và thuốc nam. Trong đó thuốc nam được sử dụng phổ biến hơn cả và đem lại hiệu quả cao.

Thuốc nam chữa bệnh mất ngủ mãn tính là gì?

Thuốc nam là tên của những loại thuốc, thảo dược được trồng ở trong nước, gọi là thuốc nam để phân biệt với thuốc bắc – những loại thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Vì sao dùng thuốc nam để chữa bệnh mất ngủ mãn tính? Hải Thượng Lãn Ông – bậc tổ nghề y Việt Nam đã từng nói: “Nam dược trị Nam nhân”. Điều đó có nghĩa là thuốc nam được dùng để chữa bệnh cho người Việt Nam. Thuốc nam có hiệu quả cho nhiều trường hợp, đặc biệt là làm thuốc điều trị bệnh mất ngủ mãn tính.

Bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ mãn tính: Hình minh họa

Như chúng ta đã biết, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội kéo theo tình trạng mất ngủ không chỉ ở những người già, người cao tuổi mà còn phổ biến ở tầng lớp trẻ tuổi. Mất ngủ nếu diễn ra trong một thời gian dài người ta gọi nó là mất ngủ mãn tính và là một loại bệnh lý nguy hiểm nếu không kịp thời chữa trị. Không chỉ là tinh thần mệt mỏi mà cơ thể còn suy kiệt, cơ quan ngũ tạng bị tổn thương và còn biết bao chứng bệnh nguy hiểm khác không thể lường trước được.

Do vậy, khi mắc bệnh mất ngủ mãn tính, bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày thì những loại thuốc nam sau đây sẽ có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh.

Loại cây nào là thuốc nam chữa bệnh mất ngủ?

Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng những loại thuốc nam không chỉ để điều trị bệnh mất ngủ mà còn có tác dụng an thần, giảm suy giảm thần kinh, xua tan mệt mỏi… để cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

Và sau đây là danh sách các loại cây thuốc nam được ưa dùng nhất hiện nay:

Củ sen: Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì, cố tinh… chữa mất ngủ mãn tính, suy nhược cơ thể.

Hạt sen: Có tác dụng đến các tâm, tì, thận để bổ tì, dưỡng tâm, an thần, cố tinh chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh.

Cách chữa bệnh mất ngủ
Cách chữa bệnh mất ngủ với hạt sen: Hình minh họa

Tâm sen: Có vị đắng, tính hàn dùng để thanh tâm, khử nhiệt, chữa bệnh mất ngủ, hồi hộp, di mộng tinh… giúp ngủ ngon và sâu hơn.

Củ súng: Cũng như củ sen hay hạt sen, dùng để bổ tì, dưỡng tâm, ích thận, cố tinh chữa mất ngủ và suy nhược.

Long nhãn: Nhãn giúp bổ dưỡng tâm tì, chữa bệnh mất ngủ kéo dài, thần kinh suy nhược, suy giảm trí nhớ.

Táo: Có tác dụng bổ tì, vị sinh tân dịch, ích khí, an thần, hòa giải các vị thuốc khi kết hợp.

Lá vông: Có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ và chữa huyết áp cao.

Hoa tam thất: Là cây thuốc nam quý thuộc họ nhân sâm có nhiều công dụng nhưng đặc biệt nhất là dùng để chữa trị bệnh mất ngủ.

Cây lạc tiên:  Chữa bệnh mấy ngủ, khó ngủ, hồi hộp.

Cách chữa bệnh mất ngủ 3
Cách chữa bệnh mất ngủ với cây Lạc Tiên: Hình minh họa

Một vài bài thuốc chữa mất ngủ bằng thuốc nam

Thuốc nam chữa bệnh mất ngủ mãn tính tỏ ra có hiệu quả, tuy nhiên điều đó chỉ xảy ra khi người dùng biết cách sử dụng. Sau đây là những bài thuốc trị bệnh mất ngủ bằng sự kết hợp các loại thuốc nam lại với nhau:

Lá vông (16g), tâm sen (5g) đã được sao thơm, táo nhân sao đen (10g) trộn đều với nhau, vò vụn và hãm với 1 lít nước sôi. Khi uống cho thêm hoa nhài tươi vào.

Cây lạc tiên (50g), lá vông (30g), lá dâu tằm (10g) sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là trước lúc đi ngủ.

Hạt den tươi (100g), quế khô (10g) nấu canh với 300ml nước. Khi chín cho đường phèn vào, ăn mỗi ngày giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.

Hạt táo chua (50gram) đem giã nhỏ rồi đun sôi với 300ml nước trong khoảng 15 phút. Uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp giảm đau đầu, giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Ngoài ra còn rất nhiều các bài thuốc nam chữa bệnh mất ngủ mãn tính khác nữa mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến người bệnh trong những bài viết sau. Thuốc nam là loại thuốc an toàn, không có tác dụng phụ nào khác ngoài việc mang đến cho người bệnh một giấc ngủ ngon, một tinh thần thoải mái và một cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, muốn điều trị bệnh mất ngủ mãn tính thì chỉ thuốc nam thôi là chưa đủ. Người bệnh nên duy trì cuộc sống khoa học kết hợp với các bài tập y học cổ truyền như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để đạt được kết quả cao nhất.