Mất ngủ kéo dài được gọi là một bệnh lý, mà đã là bệnh thì thường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Mất ngủ ngày nay trở thành một hiện tượng chung và phổ biến, để điều trị bệnh mất ngủ người bệnh cần làm gì?
Triệu chứng bệnh mất ngủ kéo dài
Để biết triệu chứng bệnh mất ngủ kéo dài là như thế nào thì đầu tiên chúng ta cần biết mất ngủ là gì?
Mất ngủ là hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần hoặc thức dậy quá sớm, chất lượng ngủ thấp khiến người bệnh luôn trong cảm giác chưa được ngủ.
Tình trạng mất ngủ nói trên nếu diễn ra trong khoảng thời gian khoảng 3 tuần 1 lần và kéo dài liên tục trên 1 tuần thì được gọi là mất ngủ kéo dài.
Khi mắc bệnh mất ngủ kéo dài người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Họ luôn trong tình trạng mệt mỏi, dễ cáu gắt, không tập trung, sức khỏe suy giảm, đồng thời kéo theo những bệnh lý nghiêm trọng khác như tim mạch, tiểu đường… thậm chí là đột quỵ và tử vong.
Cách chữa và điều trị bệnh mất ngủ kéo dài
Nếu như mất ngủ thoáng qua thì cách điều trị đơn giản chỉ là thay đổi thói quen, sinh hoạt, lối sống khoa học hơn thì điều trị bệnh mất ngủ kéo dài đòi hỏi cả một quá trình và vận dụng kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau. Cụ thể:
Bắt đầu từ việc thay đổi thói quen
- Ngủ và thức dậy đúng giờ, đảm bảo một ngày 7 -8 tiếng.
- Vệ sinh chăn, màn, giường sạch sẽ để có được một giấc ngủ ngon, đặt giường ở những vị trí thông thoáng, yên tĩnh.
- Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
- Hạn chế các loại thức ăn, nước uống có chất kích thích làm gián đoạn giấc ngủ.
- Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ. Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.
Chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc
Đối với thuốc chữa bệnh mất ngủ chúng ta có 2 loại là thuốc tây và thuốc nam.
Đối với thuốc tây:
Người bệnh nên sử dụng những loại thuốc như zolpidem (Ambien), eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata) hoặc ramelteon (Rozerem)… tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng bởi thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra có thể dùng thuốc trazodone (Desyrel), doxepin (Sinequan, Adapin) hoặc mirtazapine (Remeron) có tác dụng an thần, chống trầm cảm… tuy nhiên chỉ uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc tây là con dao 2 lưỡi nên người bệnh cố gắng hạn chế dùng, chỉ dùng khi bác sĩ cho phép. Thay vào đó, người bệnh có thể tìm đến giấc ngủ ngon với các loại thảo dược an toàn hơn đó chính là thuốc nam.
Đối với thuốc nam:
Thuốc nam là thảo dược có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ kéo dài cực kỳ hiệu quả. Một số loại cây thuốc nam đứng đầu danh sách chữa bệnh mất ngủ như bình bôi, lạc tiên, hạt sen, long nhãn, táo… Người bệnh nếu quan tâm có thể tham khảo thêm ở bài viết “Cách chữa trị chứng mất ngủ mãn tính bằng thuốc nam”.
Điều trị bệnh mất ngủ kéo dài bằng phương pháp y học cổ truyền
Y học cổ truyền coi chứng mất ngủ kéo dài là “thất miên”, “bất mị”, “bất đắc miên”… mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng của các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận… khiến thần không được yên ổn, tinh khí các tạng suy giảm và dẫn đến hiện tượng mất ngủ kéo dài.
Để điều trị bệnh mất ngủ theo y học cổ truyền cần phân loại bệnh lâm sàng, bao gồm:
Đối với mất ngủ thể tâm tỳ lưỡng hư:
- Triệu chứng: Ngủ mê, dễ tỉnh giấc.
- Pháp điều trị: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần.
- Phương pháp điều trị: Châm cứu, bấm huyệt Thần môn, Tam âm giao, Nội quan, Huyết hải, Phục lưu, Túc tam lý.
Đối với mất ngủ thể âm hư hỏa vượng:
- Triệu chứng: Mất ngủ, bốc hỏa, tâm phiền nhiệt…
- Pháp điều trị: Tư bổ thận âm, thanh tâm giáng hỏa, an thần.
- Điều trị: Châm cứu, bấm huyệt Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phục lưu.
Đối với mất ngủ thể đàm nhiệt nội nhiễu:
- Triệu chứng: Mất ngủ, tức ngực, đau đầu…
- Pháp điều trị: Hóa đàm, thanh nhiệt, an thần.
- Điều trị: Châm cứu, bấm huyệt Phong long, Túc tam lý, Thái xung, Thiếu hải.
Để chữa và điều trị bệnh mất ngủ kéo dài hiệu quả thì “một cây làm chẳng nên non”, cần có sự kết hợp của tất cả các phương pháp nói trên. Đặc biệt là sự kết hợp các phương pháp về thói quen sinh hoạt, thuốc nam và xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.