Cách chữa và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam. Bệnh thuộc bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không sớm điều trị gây đau đớn, nhức mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều cách. Khi mà những phương pháp nội khoa kém hiệu quả thường thì người ta phải nhờ đến sự can thiệp của ngoại khoa. Tuy nhiên có một phương pháp chữa bệnh đem lại hiệu quả cao, tức thì nhưng đòi hỏi người thực hiện phải giàu kinh nghiệm đó là bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền (YHCT)

Bấm huyệt là phương pháp thuộc YHCT, muốn điều trị bệnh bằng bấm huyệt thì trước hết chúng ta cần hiểu bệnh theo kiến thức của YHCT.

Theo YHCT thì bệnh thoát vị đĩa đệm thuộc phạm vi các chứng yêu thống, yêu cước thống. Bệnh xảy ra do can thận suy kém, phong hàn thấp thừa hư xâm phạm vào kinh bang quang hoặc kinh đờm khiến cho kinh khí bị bế tắc. Kinh khí không được lưu thông, khí huyết không được điều hòa gây nên hiện tượng đau và dần dần hạn chế sự vận động.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm 1

YHCT có nhiều cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm như uống thuốc đông y, bấm huyệt, châm cứu… nhưng bấm huyệt được xem là phương pháp hiệu quả nhất để giảm đau, phục hồi khả năng vận động…

Cách bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cần xác định và tác động vào 3 huyệt sau:

Huyệt Thận du: Nằm cách bờ mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 khoảng 1,5 tấc về phía ngoài.

Huyệt Đại trường du: Nằm cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 khoảng 1,5 tấc về phía ngoài.

Huyệt Cách du: Nằm cách bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 6 khoảng 1,5 tấc về phía ngoài.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm 2

Cách bấm huyệt như sau:

Người bệnh nằm sấp, người thực hiện ở tư thế đứng và lần lượt làm những thủ thuật sau:

Để làm mềm, giãn cơ

Từ đốt sống lưng D7 đến mông, thực hiện trong vòng 3 lần với các động tác:

Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn dọc theo 2 bên cột sống.

Lăn: Dùng mu bàn tay, khớp giữa bàn tay, ngón tay với một sức ép nhất định lăn trên da người bệnh.

Bóp: Dùng 2 bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên.

Tác động đến vị trí thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Ấn, day, xoay thuận chiều kim đồng hồ ở huyệt Thận du, Đại trường du trong vòng 3 – 5 phút.

Bấm huyệt Giáp tích L1 – S1, Thận du, Đại trường du, Cách du theo mức độ tăng dần, khi bấm không được day.

Nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị: Sau khi đã xác định được vị trí bị thoát vị thì dùng ngón tay cái ấn nắn theo nguyên tắc nghịch hướng và đối lực với vị trí thoát vị đĩa đệm, thực hiện trong vòng 3 – 5 phút.

Lưu ý: Khi bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cần thực hiện thủ thuật từ nông vào sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ vị trí không đau mới đến vị trí bị đau.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt được đánh giá cao về tính đơn giản, hiệu quả, phổ cập và kinh tế song để tránh tác dụng phụ người bệnh nên tìm đến người thầy thuốc có kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm cao. Đến với Nhân Nghĩa nếu bạn còn chưa rõ tình trạng của mình.