Đau khớp bả vai trái, phải là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, đi kèm với các hiện tượng sưng khớp vai, dính khớp vai và đau quanh khớp vai… Có nhiều cách chữa đau khớp bả vai, song được đánh giá hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất chính là các bài tập vật lý trị liệu chữa đau khớp vai.
Triệu chứng đau khớp bả vai trái, phải
Đau khớp bả vai trái, phải gọi chung là đau khớp bả vai. Đau khớp bả vai thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi trở lên, trong đó nữ thường mắc bệnh nhiều hơn nam. Khi bị bệnh thường thì người bệnh chỉ bị đau một bên, có thể là đau khớp bả vai trái cũng có thể là đau khớp bả vai phải nhưng ít ai bị cả hai bên.
Biểu hiện đầu tiên của đau khớp bả vai chính là hiện tượng đau nhức hoặc đau âm ỉ, có cảm giác khó chịu ở vai. Sau đó cơn đau tăng nhất, nhất là lúc về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hạn chế sự vận động, cuối cùng là không vận động được.
Cụ thể, triệu chứng mà những người khi đau khớp bả vai trái hoặc phải sẽ thường gặp như sau:
Xuất hiện cảm giác đau: Như đã nói ở trên, cảm giác đau có thể là nhức nhối nhưng cũng có thể là âm ỉ. Mới đầu vùng vai sẽ xuất hiện những cơn đau nhức thường xuyên nhưng càng về sau cơn đau càng tăng dần, liên tục. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi mệt mỏi cơn đau sẽ xuất hiện nhiều và lan đến tận cổ và tay.
Hạn chế khả năng vận động ở khớp vai: Chính vì đau nhức mà người bệnh sẽ cảm thấy khó vận động khi đưa tay ra phía ngoài, vào phía trong hay đưa lên trên. Bệnh càng ngày càng khiến cơ lực vai yếu dần và các vận động hàng ngày sẽ trở nên khó khăn.
Sợ lạnh: Sợ lạnh là triệu chứng dễ nhận biết ở người đau khớp bả vai trái, phải. Dù cho trời nắng nóng thì người bệnh vẫn luôn cảm thấy lạnh và luôn tìm cách che chở cho vùng vai của mình.
Đè đau: Đè đau là triệu chứng phổ biến của bệnh đau khớp bả vai.
Cơ bắp co rút và teo nhỏ: Các cơ xung quanh khớp vai như cơ tam giác vai chẳng hạn, ban đầu có thể bị co rút nhưng càng về sau sẽ bị teo nhỏ.
Bài tập vật lý trị liệu điều trị đau khớp bả vai
Bài tập vật lý trị liệu đơn giản tại nhà
Với những người bị đau khớp bả vai trường hợp nhẹ có thể áp dụng một vài bài tập vật lý trị liệu tại nhà như sau:
Bài tập 1: Nắm hai bàn tay lại, 2 cánh tay duỗi thẳng rồi từ từ nâng lên cao, nâng càng cao càng tốt, rồi buông từ từ 2 tay xuống. Trong lúc nâng cao hạ thấp cánh tay thì thực hiện đồng thời động tác khom lưng sao cho vuông một góc 90 độ với nửa thân.
Bài tập 2: Nửa thân phía trên cúi về phía trước một góc 90 độ với nửa thân phía dưới. Dùng tay không đau để vịn vào ghế, còn tay đau quay trái theo chiều kim đồng hồ từ góc độ nhỏ, tăng dần lên góc độ lớn và thực hiện ngược lại. Khi tập, tay đau nên cầm một vật nặng khoảng 1 kg để việc mở khớp được tốt hơn. Tay đau thực hiện động tác trên qua trái, phải, trước và sau.
Bài tập 3: Người bệnh đứng đối diện với tường, tay đau duỗi thẳng và chống vào tường, đu người xuống từ từ. Thực hiện đi thực hiện lại 5 lần rồi đổi thế thành thế nghiêng.
Các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau bả vai khác
Bệnh đau khớp bả vai khi ở mức độ nặng thì người bệnh không nên tùy tiện ứng dụng các bài tập tại nhà mà mọi sự vận động điều trị nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bị đau khớp bả vai trái hoặc phải người bệnh nên đến các phòng khám chuyên về điều trị khớp bả vai để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị bệnh thích hợp. Trong các phương pháp điều trị bệnh đau khớp bả vai thì vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất, trong thời gian ngắn nhất.
Vật lý trị liệu chữa đau khớp bả vai trái, phải bao gồm các bài tập vận động, xoa bóp, các phương pháp nhiệt trị liệu (sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng…), điện trị liệu (điện phân, điện xung, giao thoa…)…
Ngoài ra còn các phương pháp y học cổ truyền như bấm huyệt, châm cứu trị đau khớp bả vai mà người bệnh sẽ được điều trị bởi các bác sĩ chuyên ngành, giàu kinh nghiệm.
Chữa đau khớp bả vai bằng phương pháp vật lý trị liệu đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp ăn ý rất lớn giữa người bệnh và các bác sỹ, kỹ thuật viên để quyết định thời gian phục hồi bệnh là nhanh hay chậm, điều trị bệnh có dứt điểm hay không. Ngoài vật lý trị liệu chữa đau bả vai, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, kết hợp với việc uống thuốc để điều trị bệnh hiệu quả.