Đau thần kinh tọa bệnh học là căn bệnh phổ biến thương gặp ở mọi lứa tuổi từ 30 – 50, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Bệnh đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh với triệu chứng đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của nó.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh theo y học hiện đại
Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất so với những nguyên nhân còn lại.
Cột sống thắt lưng cùng có những bất thường: Có thể do viêm nhiễm tại chỗ, di căn cột sống hoặc do bẩm sinh.
Nguyên nhân từ trong ống sống: U tủy và u màng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú…
Một số nguyên nhân khác như dãn tĩnh mạch quanh rễ, quanh màng cứng, phì đại dây chằng…
Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền
Nguyên nhân ngoại nhân: Do phong hàn, phong nhiệt hoặc thấp nhiệt xâm nhập vào các kinh Bàng quang và Đởm.
Nguyên nhân bất nội ngoại nhân: Những chấn thương ở cột sống làm huyết ứ lại ở kinh Bàng quang và Đởm.
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Biểu hiện đau diễn ra tự nhiên
Cơn đau xuất phát từ thắt lưng lan xuống dưới chân, có khi xuống tới mông, tới đùi hay lan xuống tận bàn chân.
Cơn đau có khi liên tục nhưng cũng có khi bộc phát theo cơn, khi nằm có thể giảm bớt, thậm chí là biến mất.
Cường độ đau thay đổi từ đau âm ỉ cho đến đau dữ dội đến mức không chịu được.
Mức độ đau tăng lên khi ho, hắt hơi thậm chí là khi rặn đi đại tiện.
Biểu hiện đau do thăm khám
Đau khi bị ấn: Đau ở giữa hoặc bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2cm.
Đau do căng dây thần kinh:
- Dấu Lasègue: Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân lên từng bên một chưa đến 70 mà bệnh nhân kêu đau mặt sau đùi hoặc cẳng chân là dương tính.
- Faaus Bonnet: Tư thể nằm ngửa, nâng chân và khép đùi từng bên một. Nếu bệnh nhân đau dọc theo dây thần kinh tọa là dương tính.
- Dấu Chavany: Vừa nâng chân vừa dạng chân, nếu đau là dương tính.
- Dấu Néri: Bệnh nhân đứng thẳng, 2 gối đang thẳng rồi gập người xuống. Nếu chân bên đau co lại là dương tính.
- Dấu Naffriger – Jonnes: Ép tĩnh mạch cổ 2 bên, nếu đau thốn ở thắt lưng lan xuống mặt sau chân là dương tính.
Dấu cột sống – hông khi bệnh nhân đứng: Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý; thân và xương chậu nghiêng về bên đối diện với chân đau; mông bên đau xệ xuống, cơ cạnh cột sống co cứng.
Dấu vận động: Không đi được bằng ngón hoặc gót.
Rối loạn dinh dưỡng cơ: Teo cơ mắc trong, teo cơ bắp chân.
Rối loạn thần kinh thực vật: Những bất thường từ phản xạ vận mạch, nhiệt độ da, phản xạ bài tiết mồ hôi…
Biểu hiện cận lâm sàng
Với chụp phim chuẩn và phim động vùng thắt lưng, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ cột sống thắt lưng, chụp nhuộm rễ thần kinh, điện cơ đồ và các xét nghiệm sinh hóa – tế bào để xác định được nguyên nhân gây nên những triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa.
Biểu hiện thể lâm sàng
Thể liệt nếu thể teo cơ nhanh.
Thể hội chứng đuôi ngựa nếu vỡ hết dây chằng gây liệt mềm hai chân, rối loạn cảm giác ở hai chân, đi kèm triệu chứng bí tiểu, táo bón…
Thể đau dây tọa hai bên khi đau cả 2 chân nhưng không rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác.
Điều trị bệnh đau thần kinh tọa
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi phù hợp
Ăn những món ăn hỗ trợ điều trị bệnh và tránh những món ăn khiến bệnh tình nặng thêm.
Khi bị bệnh nên nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, nên nằm giường cứng, không nên nằm võng…
Vật lý trị liệu điều trị bệnh
Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như các tác động cơ học kéo dãn cột sống, nắn cột sống, áp dụng thể dục trị liệu hay hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến…
Châm cứu, bấm huyệt
Áp dụng một vài bài bấm huyệt, châm cứu để tác động vào nguyên nhân gây bệnh theo đông y.
Điều trị bệnh bằng thuốc
Thuốc Tây y như thuốc giảm đau Aspirine, thuốc kháng viêm không steroide; thuốc giãn cơ như myolastan, thuốc an thần như seduxen; vitamin nhóm B liều cao kết hợp với axit folic…
Thuốc Đông y uống theo từng thang dưới sự kê đơn của các thầy thuốc.
Điều trị ngoại khoa
Áp dụng tiêu nhân bằng iniprol hoặc hexatrione. Nếu như tiêu nhân thất bại thì áp dụng phẫu thuật, hoặc phẫu thuật khi thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng…
Trên là tất cả bệnh học đau thần kinh tọa. Người bệnh khi xuất hiện cơn đau nên đến các phòng khám để được thăm khám và điều trị theo quy trình nói trên.