Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và cách phòng ngừa

Thoát vị đĩa đệm có xu hướng trẻ hóa và số người mắc phải bệnh này ngày càng tăng tại Việt Nam. Tuy nhiên bệnh lành tính và có thể dễ dàng phòng ngừa hay hoàn toàn chữa trị dứt điểm nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính.

Để dễ dàng phòng ngừa ta cần phải nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm có thể thoát vị bất cứ vị trí cổ hay lưng nhưng đa phần người bệnh mắc phải ở vị trí cột sống lưng vì đây là vị trí dễ tổn thương nhất. Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống, có thể bị chấn thương hay vấn đề về tuổi tác nên các cột sống đã thoái hóa.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do mang vác vật nặng sai tư thế
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do mang vác vật nặng sai tư thế

Một số nguyên nhân chủ yếu gồm:

  • Phổ biến là tư thế sai trong lao động, vác vật nặng quá sức hay cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài không thay đổi
  • Bị tai nạn hay các chấn thương cột sống do tác động của ngoại lực
  • Do thói quen sinh hoạt hằng ngày: Như ngồi trước màn hình máy tính không đúng tư thế gây cong vẹo cộng sống, dùng smartphone nhiều giờ liên tục trong một tư thế, động tác xách xe máy, cúi đột ngột nâng vật nặng,
  • Cổ bị vẹo kh ngủ hay ngoái ra đằng sau mà không xoay người dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
  • Tuổi cao dẫn đến thoái hóa cột sống tự nhiên, những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy bị giảm đi. thoái hóa khiến đĩa đệm không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách làm cho cấu trúc sụn khớp hư tổn, đĩa đệm bị mất nước và bào mòn, gây ra gai xương, chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do ngồi sai tư thế
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do ngồi sai tư thế

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị, bao gồm:

  • Trẻ em: thường ở trẻ sinh non và nhẹ cân;
  • Chủng tộc: trẻ da đen có nguy cơ mắc cao hơn
  • Nghề nghiệp: tài xế lái xe hay lao động mang vác vật nặng quá sức
  • Béo phì hoặc tăng cân đột ngột
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Ho dai dẳng hoặc hắt hơi
  • Mang thai.
  • Một số trường hợp do bệnh lý cột sống bẩm sinh
  • Gai cột sống, gù, vẹo
  • Do yếu tố di truyền
  • Chơi thể thao nhưng không đúng cách: nâng tạ, tập xà, đá bóng…

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Từ những nguyên nhân nêu trên ta hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh thoát vị đĩa đệm dễ dàng, cụ thể

Đới với thanh niên giới trẻ:

  • Mang vác vật nặng đúng cách: Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm.
  • Tránh xoay người đột ngột hoặc cúi gập người quá nhanh
  • Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách,..). Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác nặng, điều đó giúp phòng tránh tật gù vẹo cột sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
  • Tránh để cơ thể phải chịu đựng một tư thế trong thời gian dài cần thay đổi tư thế và hoạt động chân tay để giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm
  • Nhân viên văn phòng phải ngồi hay công nhân làm việc phải đứng suốt trong thời gian dài thì cần phải vận động và thư giản một vài phút rồi quay lại làm việc.
Mang vác vật nặng đúng cách

Đới với người cao tuổi:

  • Vì cột sống đã thoái hóa nên cần có chế độ dinh dưỡng và các bài tập thể dục dưỡng sinh phù hợp, tránh các hoạt động và lao động nặng, tránh trường hợp gắng sức, cẩn thận trong di chuyển để hạn chế các nguy cơ như té ngã, bước hụt chân,…
  • Thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc, sinh hoạt và có chế độ nghĩ ngơi hợp lý.
Người cao tuổi không nên mang vác vật nặng

Việc chữa trị càng sớm càng tốt, do vậy nếu có những triệu chứng về bệnh thì cần đi khám ở các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất, giai đầu của bệnh chỉ cần phương phám bấm huyệt có thể trị dứt điểm và chi phí thấp nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *