Triệu chứng thoát vị đĩa đệm và cách khắc phục

Thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa

Thoát vị đĩa đệm cột sống tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị sớm có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân, rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay,… Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến liệt.

Vì vậy ta không được xem nhẹ bệnh thoát vị đĩa đệm, để khắc phục cũng như chữa trị đạt kết quả tốt nhất ta cần phải biết nguyên nhân và những biểu hiện, triệu chứng của căn bệnh này.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Những cơn đau cột sống và đau rễ thần kinh là các biểu hiện chính của bệnh.

Đau cột sống cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau và thường tái phát nhiều lần, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. nếu không được chữa trị sớm sẽ khiến cơn đau âm ỉ nhưng dữ dội khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện rồi dần dần trở nên thường xuyên. nhưng khi nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng.

Đau rễ thần kinh gây rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tùy vào vị trí thoát vị của đĩa đệm mà gây ra những biểu hiện, triệu chứng sau:

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: triệu chứng đau vùng cổ, vai, gáy và gây ra tê bì lan xuống hai cánh tay, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Nguy hiểm hơn người bệnh có thể tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Người bệnh sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng: biểu hiện là cơn đau thắt, ê ẩm vùng thắt lưng và lan xuống hai chân và bàn chân, cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Ngoài ra bệnh nhân còn bị chế cử động cột sống, không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp… Bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.

Đau cổ do thoát vị đĩa đĩa đệm

Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như

  • Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
  • Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
  • Hội chứng đuôi ngựa:  Vùng đuôi ngựa được tạo nên bởi toàn bộ các rễ thần kinh dưới chóp cùng của tủy sống, bao gồm các rễ từ thắt lưng L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3, S4 và S5, cộng thêm đôi rễ cụt. Những rễ vùng đuôi ngựa có vai trò chi phối vận động, cảm giác và dinh dưỡng của hai chi dưới, vùng đáy chậu, cơ quan sinh dục. Các trường hợp chèn ép vùng đuôi ngựa xuất hiện hay tiến triển nhanh đều là một bệnh lý ngoại khoa thần kinh phức tạp, có nguy cơ để lại di chứng khó có thể hồi phục.Trường hợp chứng đuôi ngựa dưới có thể rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệ t hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân. Đối với trường hợp hội chứng đuôi ngựa giữa thì có triệu chứng liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.

Thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa

Cách khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm

Ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ gây ra những hậu quả nhất định cho người mắc phải làm ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hằng ngày. Bệnh nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến biến chứng mất khả năng lao động thậm chí liệt trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để khắc phục tình trạnh của bệnh ta cùng tìm hiệu môt số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

  • Điều trị nội khoa: Dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ không chứa steroid được dùng cho các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm kết hợp với phương pháp kéo dãn cột sống, cố định cột sống/
  • Vật lý trị liệu: Chườm nóng, lạnh, chiếu tia hồng ngoại, nằm đệm sưởi nóng, từ trường, điện dẫn thuốc.
  • Phương pháp đông y cổ truyền: Xoa bóp, châm cứu, thủy châm, bấm ấn huyệt..
  • Mổ phẫu thuật: Là một phương pháp chỉ định đối với những bệnh nhân sau khi điều trị nội khoa sau 6 tháng không đỡ, một số chứng biến chứng như teo cơ, rối loạn cơ tròn… nhưng tỉ lệ thành công của phương pháp này hiện tại cũng là vấn đề băn khoăn của nhiều người.