Cách đốt ngải cứu chữa bệnh

Ngải cứu là cây thuốc nam có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt, an thai, đau thần kinh tọa, nhức chân tay… Muốn dùng ngải cứu chữa bệnh tùy vào từng loại bệnh mà cách sử dụng có thể là sắc làm nước uống, giã tươi rồi đắp lên vùng bị đau, nấu ăn cùng với trứng hay đốt nhang… Ở bài viết này chúng ta tìm hiểu về cách đốt ngải cứu để chữa bệnh.

Cách làm nhang ngải cứu

Vì dùng ngải cứu chữa bệnh là phuơng pháp dùng tại nhà nên trước khi tìm hiểu về cách đốt ngải cứu chữa bệnh thì chúng ta tìm hiểu qua về cách làm nhang. Nhang được làm hoàn tòan từ cây ngải cứu nguyên chất sống trong tự nhiên.

Cây ngải cứu
Nhang ngải cứu phải được làm từ ngải cứu tự nhiên

Cứ mỗi năm vào độ tháng 6, nếu bạn có ý định dùng ngải cứu làm nhang thì nên thu hoạch nó vào thời gian này. Chỉ hái cành và lá của ngải cứu, đem về phơi khô trong râm mát rồi tán nhỏ, rây mịn, lấy phần lông trắng làm mồi cứu – đây là phần ngải nhung.

Hoặc có một cách dễ dàng hơn là lấy lá ngải cứu khô, sao vàng cho đến lúc lá giòn, rồi cho vào rổ chà xát cho nát ra thành bột, lại cho vào cối giã thật mịn. Phần cuống lá đem bỏ, giữ lại phần lông trắng của lá và thân.

Ngải cứu
Ngải cứu được phơi khô hoặc sao vàng để làm nhang

Sau khi đã có bột bằng 1 trong 2 cách trên chúng ta tiến hành làm nhang, như sau: Lấy lá ngải cứu khô vò nát (bỏ cuống và cành), cho phần ngải nhung đã chuẩn bị trước vào rồi cuốn tất cả thành điếu như điếu thuốc lá, chiều dài khoảng 15cm, bịt kín 2 đầu tránh bị bung ra ngoài.

Tác dụng của đốt nhang ngải cứu chữa bệnh

Nhang ngải cứu khi đốt lên sẽ làm nóng các huyệt (vốn đang bị tắc) được lưu thông khí huyết, làm ấm nóng cơ thể, làm tan mềm các cơ đang bị cứng, những nơi máu bị bầm hoặc tụ.

Cụ thể, nhang ngải cứu với khả năng đặc biệt của mình khi đốt có công dụng hỗ trợ chữa trị các căn bệnh như đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống lưng, đĩa đệm, các bệnh liên quan đến vùng phổi như tức ngực, hụt hơi, khó thở…

Ngoài ra, đốt nhang ngải cứu cũng là phương pháp tuyệt vời chữa trị những căn bệnh như đau nhức xuơng khớp, đau lưng, bại liệt do tai biến mạch máu não…

Thêm nữa, những triệu chứng thuờng gặp hàng ngày như nôn mửa, đầy hơi, chuớng bụng, tả lị, lở loét, choáng ngất… cũng có thể điều trị dễ dàng nhờ các tinh dầu có trong cây ngải cứu như xineol, adênin và choline.

Nói chung, có rất nhiều bệnh có thể điều trị khỏi nhờ vào phương pháp đốt nhang ngải cứu nếu như chúng ta thực hiện đúng cách.

3 cách đốt ngải cứu chữa bệnh

Đốt ngải cứu chữa bệnh
Đốt nhang ngải cứu chữa bệnh

Cứu để yên: Đốt đầu điếu nhang ngải cứu, hơ lên huyệt, cách da một khoảng 2cm. Bao giờ người bệnh cảm thấy nóng thì để xa dần ra, đảm bảo nguyên tắc người bệnh luôn cảm thấy ấm nóng và dễ chịu. Thực hiện cho đến khi da được cứu hồng lên là được, thường là 10 – 15 phút.

Cứu xoay tròn: Đặt nhang ngải một khoảng đủ để người bệnh cảm thấy nóng ấm. Nếu như cứu để yên chỉ để điếu ngải đứng yên một chỗ thì cứu xoay tròn là phương pháp xoay điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp đến rộng. Cách này thời gian lâu hơn, khoảng 20 – 30 phút, đạt yêu cầu là khi người bệnh cảm thấy nóng đều vùng muốn cứu.

Cứu lên xuống: Khác với 2 cách trên, cứu lên xuống đưa điếu ngải xuống sát da sao cho người bệnh cảm thấy nóng rát, sau đó kéo điếu ra xa, thực hiện liên tục trong vòng 2 – 5 phút.

Đốt ngải cứu chữa bệnh là một phương pháp hữu hiệu, cách thực hiện tỏ ra khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng. Để thực hiện đúng thao tác, để biết bệnh nào chữa theo cách đốt ngải nào thì người bệnh nên đến các phòng khám đông y để thầy thuốc chuyên môn thực hiện đúng kỹ thuật.